Đèn ô tô nhìn vào bạn sẽ ấn tưởng ngay bởi những nhiều chiếc đèn. Vậy chúng là đèn gì? Có những nhiệm vụ và chức năng gì? Không đơn giản như những chiếc đèn của xe máy mà đèn trên ô tô còn nhiều chức năng thú vị khác. Hãy cùng X-light khám phá ngay sau đây nhé.
Những loại đèn ô tô cơ bản
Hệ thống chiếu sáng cơ bản đèn ô tô gồm có các loại đèn như:
- Đèn chiếu sáng phía trước với hai chế độ pha (chiếu xa) và cos (chiếu gần)
- Đèn xi nhan (signal)
- Đèn định vị ban ngày DRL
- Đèn hậu
- Đèn sương mù (hay còn gọi là đèn gầm).
- Còn một số loại đèn khác như đèn phanh đèn biển số, đèn trần…

Đèn pha(chiếu sáng xa) – đèn cốt (chiếu sáng gần)
Đèn pha cốt là cụm đèn pha ở đầu xe chúng có chức năng chiếu sáng đoạn đường phía trước, giúp tài xế quan sát được đoạn đường phía trước, tình trạng giao thông, cũng như các chướng ngại vật phía trước để kịp thời xử lý.
Đèn pha
- Đèn pha còn được hiểu là đèn chiếu xa, nó sẽ giúp người lái có tầm nhìn xa hơn, quan sát xa mà đèn cốt không thể nhìn thấy như là chiếu sáng để nhìn biển báo giao thông, như vậy chủ xe có thể chủ động xử lý các vấn đề trên đường.
- Vì quan sát ở những tầm cao, nên bạn cần lưu ý khi đi vào buổi tối mà di chuyển trong những trung tâm thành phố, khu đô thị đông người, nơi có nhiều phương tiện tham gia giao thông thì nên dùng đèn cốt, vì đèn pha sẽ gây chói mắt cho phương tiện đi ngược chiều, khi bị lóa mắt tạm thời làm quan sát đường kém dẫn tới tai nạn.

Đèn cốt
- Đèn cốt còn được hiểu là chiếu sáng gần, mặt đường, có ánh sáng chiếu ở tầm gần hơn và rọi xuống mặt đường giúp lái xe quan sát được mặt đường, dễ dàng tránh những vật cản phía trước.
- Nếu di chuyển với tốc độ cao trên đường cao tốc thì cần tầm nhìn xa thì cần phải bật đèn cốt để bạn có thể quan sát dễ dàng hơn và kịp thời xử lý các tình huống trên đường.
Đèn tín hiệu xi nhan (signal)
- Đèn xi nhan là đèn rất dễ dàng nhận ra, chúng nằm lệch về hai bên thân xe và thường sẽ có màu sắc là màu vàng cam. Chúng có chức năng báo hiệu hướng xin đường với những phương tiện xung quanh để đi đến hướng mà bạn muốn đi, đồng thười cũng là tin hiệu vượt xe khác phía trước.
- Đèn xi nhan theo quy định phải được tích hợp ngay trên gương chiếu hậu, đuôi xe và ở đầu xe, chúng sẽ sáng cùng một lúc khi tài xế bấm/gạt xi nhan xin đường.
- Ngoài ra đèn còn làm nhiệm vụ như đèn cảnh báo nguy hiểm (hazard ligh) – đèn xi nhan sẽ đồng thời cùng bật/tắt liên tục khi bật chức năng này.

Đèn định vị ban ngày DRL
- Đèn định vị ban ngày DRL (Daytime Running Light ) là quy định bắt buộc phải sử dụng ở một số nước, nó giúp những người điều khiển các phương tiện giao thông khác sẽ nhận biết chiếc xe đang hoạt động.
- Đèn DRL định vị ban ngày có thể sử dụng bằng đèn LED để tăng tính thẩm mỹ cũng như khả năng nhận diện trên ô tô. Cũng có một số xe dùng đèn DRL dạng bóng sợi đốt.

Đèn sương mù (đèn gầm)
- Đèn gầm còn được gọi là đèn sương mù chúng có chức năng tăng khả năng nhận biết cho các phương tiện giao thông ở phía trước và những phương tiên giao thông ở phía sau nhận biết có xe khi hoàn cảnh làm giảm tầm nhìn người lái xe như trong điều kiện thiếu ánh sáng như trời tối, nhiều sương hoặc nhiều bụi…
- Đèn sương mù có ánh sáng vàng và nằm ở vị trí phần gầm thấp, phía dưới trước đầu, nhằm tránh làm chói mắt người điều khiển phương tiện giao thông phía đối diện.

Đèn hậu (đèn đuôi)
- Đèn hậu còn có tên khác là đèn đuôi nằm ở phía sau đuôi xe, đèn có màu đỏ dùng để cảnh báo những phương tiện lưu thông phía sau.
- Đèn hậu có chức năng chính vẫn là thông báo vị trí khoảng cách của xe và nó cũng sẽ báo mỗi khi đạp phanh xe cho phương tiện phía sau biết.
- Một số dòng xe ô tô cao cấp, khi tài xế đạp phanh càng mạnh thì đèn hậu càng sáng giúp cho phương tiên phía sau họ cũng sẽ cảm nhận được tình trạng của xe phía trước để kìm hãm tốc độ của phương tiên đó.
- Đèn hậu còn có một bóng đèn màu trắng có chức năng để cảnh báo lùi xe khi người lái chuyển về số R.

Một số loại đèn khác
- Đèn biển số được thiết kế đặt ngay trên biển số, nhằm mục đích soi biển số đăng ký để cho các cơ quan chức năng kiểm tra biển đăng ký xe vào ban đêm.
- Đèn trần dùng để chiếu sáng trong xe, công tắc thủ cùng với hộp đèn
- Đèn phản quang được lắp ở phía ba đờ sốc dưới đuôi xe, chức năng phản lại ánh sáng khi phương tiện giao thông phía sau soi vào để nhận biết vị trí khoảng cách các xe. Đèn này sẽ được tích hợp sẵn ở đèn hậu những vẫn có xe có cả hai đèn.
Cách bật/tắt, sử dụng hệ thống đèn ô tô
Hiện này điều kiện đèn ô tô được bố trí công tắc bật/tắt, điều chỉnh các đèn điều được tích hợp bên trái trụ vô lăng. Dù vẫn có xe điều kiện đèn nằm chỗ khác nhưng đa số là trên vô lăng.
Trên điều khiển sẽ có các ký hiệu bật/tắt (on/off) đèn pha, ký hiệu đèn định vị, đèn sương mù và ký hiệu Auto (đèn tự động)…mỗi xe sẽ khác nên bạn hãy đọc qua hướng dẫ sự dụng một lần nhé.

Với điều kiện trên vô lăng chỉ cần cần xoay công tắc điều khiển về ký hiệu:
- Đèn pha ( biểu tưởng ba vạch ngang) nếu bạn muốn dùng đèn chiếu sáng phía người lái chỉ cần đẩy cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng về phía trước cùng lúc đó mặt đồng hồ sẽ hiển thị biểu tượng đèn sáng xanh (biểu tượng ba vạch ngan) để báo hiệu cho người lái xe đang bật đèn pha. Ngược lại khi đẩy cần về phía người lái khi bạn muốn chuyển sang chế độ chiếu gần (cos).
- Để phát tín hiệu cảnh báo cho xe phía trước, có thể nháy đèn pha, bạn đẩy, trả cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng ít nhất 1 – 2 lần liên tiếp về phía sau.
- Sử dụng đèn xi nhan để chuyển làn đường, chuyển hướng di chuyển chỉ cần gạt cần điều khiển tích hợp bên trái trụ vô lăng để mở, mở xi nhan trái khi gạt xuống phía dưới
- Đèn sương mù, đèn định vị ban ngày DRL… chỉ cần xoay công tắc điều khiển lần lượt về ký hiệu chỉ biểu tượng hai loại đèn này. Mỗi xe sẽ khác nhau nhé, nên xem trong hướng dẫn sử dụng của chiếc xe.

Những Lưu ý khi sử dụng đèn pha

Hãy nhớ không được sử dụng đèn pha, đèn chiếu sáng phía trước ô tô khi bạn di chuyển trong nội thành, nới có nhiều người dân, phương tiện đi lại… vì sẽ làm chói mắt, ảnh hưởng đến phương tiện đi ở chiều ngược lại và những người đi bộ, thay vào đó hãy mở đèn cốt.
Bạn có dùng đèn pha khi di chuyển trên đường cao tốc, đường trường ngoại ô, đường 2 chiều có dải phân cách để mở rộng tầm nhìn của bạn.
Cơ bản một hệ thống chiếu sáng sẽ bao gồm những đèn này. Hy vọng bạn đã nhận được những thông tin hưu ích qua bài viết của X-light. Ngoài ra bạn hãy tìm hiểu thêm ở trong hướng dẫn sự dụng của xe hơi thì sẽ đảm bảo chính xác nhất nhé. Cảm ơn bạn đọc đã ghé thăm. Chúc bạn may mắn.