Đèn pha đèn cốt là 2 đèn rất được thường xuyên sử dụng, tuy nhiên có quy đinh lúc nào nên sử dụng đèn pha và lúc nào bắt buộc phải sử dụng đèn cốt. Bạn đã biết rõ về điều này chưa?
Ngày nay sự phát triển công nghện chiếu sáng một cách mạnh mẽ đã cho ra nhiều loại đèn. Hãy cùng X-light tìm hiểu về đèn pha cốt cũng như khám phá về top những công chiếu sáng phổ biến nhất hiện nay nhé.
Đèn pha đèn cốt là gì?
Định nghĩa đèn pha đèn cốt khá đơn giản như sau:
- Đèn pha là đèn chiếu xa, chúng thường được sử sử dụng khi đi đường một chiều, không có xe đi ngược chiều lại hoặc trên cao tốc đèn pha sẽ giúp người lái xe nhìn thấy chướng ngại vật từ khi đi ở tốc độ cao.
- Đèn cốt là đèn chiếu gần, sử dụng trong khu dân cư, đường hai chiều có xe lưu thông qua lại.
Ở Việt Nam có luật riêng và được ban hành bởi Chính phủ về cách sử dụng đèn pha và đèn cốt, nếu người lái xe không làm đúng theo quy định sẽ bị phạt.
Cách phân biệt đèn pha đèn cốt
Đèn pha và đèn cốt có những công nghệ chiếu sáng khác nhau, chúng sẽ có chức năng chiếu sáng cũng chúng sẽ được sử dụng trong những trường hợp khác nhau như:
Khẳ năng chiếu sáng
- Đèn Pha sẽ có khả năng chiếu sáng xa, với tầm nhìn chiếu cao và ánh sáng mạnh, gây chói mắt.
- Đèn cốt có khả năng chiếu sáng gần, với góc chiếu thấp và ánh sáng vừa đủ và ánh sáng dịu
Sử dụng trong trường hợp
Đèn Pha:
- Đèn pha sẽ được bật khi phương tiên di chuyển trên đường cao tốc với tốc độ di chuyển nhanh, đường vắng
- Phải là đường 1 chiều, không có xe lưu thông ngược lại
- Ngoài ra có thể nháy đèn pha khi cần xin sang đường, xin vượt, hoặc nhắc nhở xe ngược chiều hạ đèn pha
Đèn Cốt:
- Phương tiên di chuyển với tốc độ chậm trong đêm tối, hoàn cảnh thiếu ánh sáng
- Đèn cốt bắt buộc phải được bật khi di chuyển trong khu dân cư, nội thành
- Di chuyển trên đường 2 chiều
- Lái xe ban ngày (theo quy định của một số nước khác trên thế giới)
Kí hiệu phân biệt
- Đèn Pha: Kí hiệu của bóng đèn và các luồng sáng chiếu thẳng
- Đèn Cốt: Kí hiệu bóng đèn và các luồng sáng hơi chếch về phía dưới
Ưu nhược điểm của đèn pha cốt
Ưu điểm đèn pha cốt
Đèn Pha
- Đèn pha cho ra ánh sáng chiếu với tầm quan sát cao, xa và rộng giúp dễ quan sát đường đi ở xa hoặc nhìn thấy rõ các biển báo giao thông hơn
Đèn Cốt
- Giúp lái xe sẽ nhìn rõ ràng quang cảnh ở gần trong đêm tối khi sử dụng đèn cốt, nhất là phần mặt đường
- Đèn cốt sẽ giúp bạn tránh được các ổ voi, ổ gà, đoạn đường xấu hay các chướng ngại vật khi đang lưu thông
Nhược điểm đèn pha cốt
Đèn Pha:
- Với ánh sáng mà đèn pha chiếu sáng khá mạnh nên sẽ làm giảm tầm nhìn đối với phương tiện giao thông ở gần phía trước
- Có thể gây lóa mắt kiến người điều khiển xe đối diện không nhìn thấy đường nếu đi đường 2 chiều
Đèn Cốt:
- Hạn chế tầm nhìn xa phía trước, và khó xử lý tình huống với những vật cản ở xa mà xe bạn lại di chuyển nhanh. Sẽ rất nguy hiểm
Lưu ý khi sử dụng đèn pha đèn cốt
Quy định sử dụng đèn pha cốt
Theo quy định về Luật đường bộ giao thông năm 2008 và Nghị định 100/2019/NĐ-CP của Chính phủ bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2020
- Người tham gia giao thông không được sử dụng đèn pha đèn cốt tùy tiện khi di chuyển trên các đoạn đường, cao tốc, hầm bộ.
- Từ 22h đêm đến 5h sáng hôm sau người lái xe cần chuyển chế độ từ đèn pha sang đèn cốt trong khu vực dân cư, đô thị, đường một chiều.
- Không được bật đèn pha khi di chuyển ngược chiều, đồng thời khi lưu thông qua hầm bộ luôn nhớ sử dụng đèn cốt.
Về quy định xử phạt
- Khi lưu thông trong khu đô thị, dân cư đông, đường hầm bộ mà sử dụng đèn pha sẽ xử phạt 800.000 – 1.000.000 đồng với xe ô tô; 100.000 – 200.000 đồng đối với xe máy.
- Khi lưu thông trong khu dân cư, đô thị đông đúc, đường hầm bộ mà người điều khiển không sử dụng đèn từ 19h00 – 5h sáng hôm sau hoặc đèn chiếu sáng không đủ sẽ bị phạt mức tiền tương tự như trên với xe ô tô và xe máy.